"Đặc điểm và mô hình địa chất 3D thành tạo Mioxen Đông Bắc lô 103, bể trầm tích Sông Hồng phục vụ công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí"

Authors: Nguyễn, Hiến Pháp

 Bể trầm tích Sông Hồng là một trong những bể Kainozoi chứa khí có tiềm năng nhất trên thềm lục địa Việt Nam, với các mỏ khí mới được phát hiện như: Thái Bình, Hồng Long, Báo Vàng, Báo Đen...

Hầu hết các vỉa khí có giá trị công nghiệp nằm trong đá chứa trầm tích lục nguyên tuổi Miocen hoặc Pliocen có liên quan tới các thân sét diapia. Tuy nhiên, có một số phát hiện khí mới ở khu vực phía Nam của bể (như 115A, Sư Tử Biển, Cá Heo…) lại nằm trong đá chứa carbonate tuổi Miocen giữa. Trong bài báo này, nhóm tác giả nghiên cứu sự hình thành và phát triển của trầm tích carbonate, khái quát các đặc điểm trầm tích và xem xét mối liên quan của chúng với hệ thống dầu khí trên cơ sở tổng hợp các tài liệu địa chất, địa vật lý về khu vực nghiên cứu. Đồng thời, nhóm tác giả phân tích tướng địa chấn, hình thái cấu trúc, thành phần thạch học của toàn bộ chu kỳ thành tạo carbonate thềm (carbonate platform) thuộc hệ tầng Sông Hương, Tri Tôn, tuổi Miocen liên quan tới khả năng sinh, chứa, chắn dầu khí tại bể trầm tích Sông Hồng...

itle:

Đặc điểm và mô hình địa chất 3D thành tạo Mioxen Đông Bắc lô 103, bể trầm tích Sông Hồng phục vụ công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí
Authors: Nguyễn, Hiến Pháp
Issue Date: 2016
Publisher: Đại học Quốc gia Hà Nội
Citation: 66 tr.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17590
Appears in Collections:Luận văn - Luận án (LIC)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này