"Nghiên cứu về chuỗi cung ứng các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam"

Authors: Trần, Văn Hưng

Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong 5 năm gần đây, ngành bán lẻ tăng 11%, trong đó, bán lẻ online tăng 300% và bán qua mobile tăng đến 1.600%. Sự bùng nổ về thuơng mại đã thúc đẩy sự tăng trưởng và dịch chuyển mạnh mẽ trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một phần của thương mại thế giới.
Nhìn lại quá trình phát triển có thể thấy, ở châu Á, các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore đã kịp thời điều chỉnh và sắp xếp lại hệ thống sản xuất để tạo ra chuỗi sản phẩm đồng nhất cũng như các sản phẩm độc quyền, có chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường thế giới.
Nhờ đó mà các đối tác nhiều nước đã nhắm đến và chọn để tham gia sản xuất vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Điển hình là hiện nay Singapore đã trở thành thiên đường mua sắm của người tiêu dùng châu Á. Trong khi đó, Việt Nam và Ấn Độ đang bị rớt lại phía sau.
Theo GS-TS. Shantanu Bhattacharya (Đại học SMU), Việt Nam và Ấn Độ có điểm chung là có nguồn nhân lực rất lớn nhưng yêu cầu về giáo dục và khả năng huấn luyện để có lao động kỹ năng cao còn thấp. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng thiếu tính sáng tạo, mức độ sẵn sàng về kỹ thuật chưa cao và khó tiếp cận được nguồn tài chính.
Mô hình chung mà các doanh nghiệp, các quốc gia đã tham gia mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu cho thấy có 6 yếu tố bắt buộc phải thực hiện, đó là toàn cầu hoá, quản trị, chuyên môn hoá, phát triển quốc gia, quản lý chuỗi và thị trường...

Title: Nghiên cứu về chuỗi cung ứng các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam
Other Titles: The study of supply chain manufacturing enterprises in Vietnam
Authors: Trần, Văn Hưng
Keywords: Doanh nghiệp sản xuất
Chuỗi cung ứng
Issue Date: 2016
Publisher: Đại học quốc gia Hà Nội
Description: 85 tr.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20804
Appears in Collections:Luận văn - Luận án (LIC)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này