"Phát triển thuật toán nội suy nhằm tăng cường chất lượng Video trong 3D-HEVC"

Authors: Vũ, Duy Khương

Bài viết này sẽ đề cập tới một trong các phương pháp cơ bản để tiếp cận bài toán này đó là phương pháp nội suy: tìm một hàm liên tục khớp với các giá trị đã cho.
Các đa thức bậc thấp là những đường cong đơn giản được sử dụng rộng rãi trong nối đường cong. Thay vì dùng các đa thức khác nhau để nối các điểm kề nhau, nối các đoạn sao cho thật mịn. Một trường hợp đặc biệt liên hệ sự tính toán tương đối trực tiếp, phương pháp này còn gọi là nội suy spline.
Spline là một thiết bị cơ học được người vẽ sơ đồ thiết kế dùng để vẽ các đường cong đẹp, có thẩm mỹ: chỉ cần xác định tập hợp các điểm (nút) rồi bẻ cong một giải plastic hay miếng gỗ linh hoạt (spline) quanh chúng và lấy vết chúng để tạo thành một đường cong. Nội suy spline thì tương đương về mặt toán học với tiến trình này và cho ra cùng một kết quả. Hình dưới minh hoạ một spline qua 10 điểm.

Có thể thấy rằng hình dạng của một đường cong tạo bởi spline giữa hai nút kề nhau là một đa thức bậc ba. Trở lại bài toán nối dữ liệu, điều này có nghĩa là ta nên xem đường cong là N-1 đa thức khác nhau có bậc ba...

Title: Phát triển thuật toán nội suy nhằm tăng cường chất lượng Video trong 3D-HEVC
Authors: Vũ, Duy Khương
Keywords: Thuật toán nội suy
Phần mềm
Issue Date: 2016
Publisher: Đại học Quốc gia Hà Nội
Citation: 59 tr.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/17415
Appears in Collections:Luận văn - Luận án (LIC)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này