Nghiên cứu điều kiện tự nhiên vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Mèo Vạc phục vụ xây dựng công viên địa chất (GeoPark)

Authors: Tạ, Hòa Phương
Đặng, Văn Bào
Nguyễn, Văn Vượng
Đoàn, Nhật Trưởng

Nhìn chung Hà Giang nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía Bắc lãnh thổ Việt Nam, đây là một quần thể núi non hùng vĩ có độ cao trung bình từ 800m – 1200m so với mực nước biển, đặc biệt là đỉnh Tây Côn Lĩnh cao hơn 2500m.
Tuy vậy, về cơ bản địa hình Hà Giang có thể phân thành 3 vùng như sau:
- Vùng cao núi đá phía Bắc hay còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ với 90% diện tích là núi đá vôi đặc trưng cho địa hình Karst. Ở đây có những núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp cùng nhiều vách đá dựng đứng. 
- Vùng cao núi đất phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần là một phần của cao nguyên Bắc Hà. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, có sự chia cắt mạnh, nhiều nếp gấp. Nơi đây có đỉnh Tây Côn Lĩnh cao 2.43 Km và được mệnh danh là nóc nhà thứ hai của Đông Dương.

- Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện thị còn lại, khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung thũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông suối, đây là vùng đất đai phì nhiêu thích ứng với nhiều loại cây trồng cho phát triển kinh tế, đồng thời đây cũng là những vựa lúa lớn của tỉnh...

Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại:

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23330 

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này